• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0337644353

Bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai ở nữ giới được đánh giá là nguy hiểm hơn so với bệnh giang mai ở nam giới, không chỉ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ mà còn cả sự tồn tại và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Giang mai ở nữ giới tập trung chủ yếu ở chị em trong độ tuổi quan hệ tình dục, đặc biệt là những người quan hệ tình dục với nhiều người, có bạn tình không chung thủy hoặc quan hệ đồng tính và luyến tính.

Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa bệnh giang mai ở nữ giới qua những thông tin dưới đây.

Khám bệnh xã hội ở đâu

Bệnh giang mai ở phụ nữ

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ giới

Lây truyền trực tiếp:

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây ra giang mai ở nữ. Tất cả các hình thức quan hệ tình dục như quan hệ bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn đều có thể là nguyên nhân gây bệnh giang mai. Sử dụng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai nhưng xoắn khuẩn vẫn có thể xâm nhập qua các vùng da không được bao cao su bảo vệ để gây bệnh.

Lây truyền gián tiếp:

Việc sử dụng các vật dụng chung cá nhân như quần áo, bàn chải đánh răng, khăn mặt và khăn tắm… chứa dịch nhầy, máu, mủ của người bệnh giang mai có thể là nguyên nhân gây bệnh giang mai. Do xoắn khuẩn giang mai tồn tại ở các vật dụng đó có thể xâm nhập qua các vết thương hở ngoài da để vào cơ thể, gây bệnh giang mai.

Lưu ý: Một số nguyên nhân gây giang mai ở nữ giới khác như lây truyền qua việc cho và nhận máu, qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm rất hiếm gặp, ít khi xảy ra nhưng chị em cũng cần hết sức cẩn thận.

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới qua các giai đoạn

Bệnh giang mai ở phụ nữ phát triển qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3.

Triệu chứng giang mai ở nữ giới giai đoạn 1

  • Sau từ 3 ngày đến 90 ngày, mà trung bình là 3 tuần, săng giang mai xuất hiện tại vị trí đầu tiên mà nó tiếp xúc.

  • Các săng giang mai chính là các vét loét có kích thước khoảng vài mm đến cm, bề mặt bằng phẳng, nhẵn, bờ liền, màu hồng, không đau, không ngứa.

  • Chúng tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục của nữ giới, cụ thể là hai môi lớn bé, âm đạo, lỗ cổ tử cung, hậu môn. Đôi khi có thể là miệng và vòm họng nếu giang mai ở miệng.

  • Săng giang mai ở nữ xuất hiện từ 3-6 tuần rồi biến mất không để lại sẹo, nên chị em thường chủ quan.

Lưu ý: Giang mai giai đoạn 1 thường gây nhầm lẫn với các vấn đề ngoài da thông thường như herpes sinh dục, ghẻ, hạ cam và hội chứng Behcet. Chị em thường thầm lặng chịu đựng, khi bệnh biến mất thì nhầm tưởng là đã khỏi nhưng giang mai vẫn tồn tại và chuẩn bị phát triển sang giai đoạn mới.

Triệu chứng bệnh giang mai ở phụ nữ giai đoạn 2

Các tổn thương giang mai ở nữ giai đoạn 2 rất đa dạng, xuất hiện khắp cơ thể bệnh nhân, tập trung chủ yếu ở ngực, hai lòng bàn tay và bàn chân.

Chúng có thể là:

  • Vết ban giang mai đối xứng, màu hồng hoặc đỏ, nền nhạt, ấn vào thì biến mất.

  • Nốt phỏng nước.

  • Sẩn và mảng sẩn.

  • Vết loét

  • Chị em có biểu hiện toàn thân như rụng tóc, nổi hạch, cơ thể mệt mỏi, sốt, đau các cơ chân tay…

Cũng như các biểu hiện giang mai giai đoạn 1, giang mai ở nữ giới giai đoạn 2 xuất hiện trong một thời gian ngắn từ vài tuần đến một tháng lại biến mất. Người bệnh rất dễ nhầm lẫn với phát ban do virus, vẩy nến…

Bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn tiềm ẩn

Trong giai đoạn tiềm ẩn, giang mai không có bất cứ biểu hiện, triệu chứng nào nên khó lây lan sang người khác.

Một số trường hợp hiếm gặp, chị em xuất hiện lại các triệu chứng của giang mai giai đoạn 2 (trường hợp tiềm ẩn muộn).

Giang mai tiềm ẩn có thể kéo từ từ 1-3 năm. Lúc này, xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào máu và bắt đầu đi đến khắp các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bệnh nhân.

Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn cuối

Trong giai đoạn cuối, giang mai không còn khả năng lây lan, nhưng bắt đầu gây tổn hại trầm trọng cho toàn bộ các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.

Chị em có các biểu hiện đặc trưng như:

Củ giang mai: Màu đỏ hoặc tím, kích thước như hạt ngô, hình khối rõ ràng, có xu hướng loét và hoại tử teo, để lại sẹo vĩnh viễn nên có thể đe dọa chị em nếu xuất hiện tại các vị trí quan trọng.

Giang mai thần kinh: Bệnh nhân bị tổn thương hệ thần kinh, viêm màng não hoặc viêm mạch máu não với các triệu chứng giang mai giai đoạn cuối rõ rệt như động kinh, đột quỵ, cơ thể suy kiệt.

Giang mai tim mạch: Tấn công hệ tim mạch của bệnh nhân, đe dọa biến chứng phình mạch, vỡ mạch và chết.

Bệnh giang mai ở nữ giới điều trị như thế nào?

Phòng khám đa khoa Thái Hà đã và đang ứng dụng liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào để chữa bệnh giang mai ở nữ giới.

Phương pháp này có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp điều trị thông thường như:

Kết quả chẩn đoán có độ chính xác cao: Soi mẫu bệnh phẩm hoặc xét nghiệm huyết thanh cho kết quả chẩn đoán giang mai chính xác.

Điều trị toàn diện: Điều trị triệu chứng giang mai bên ngoài (nếu có) kết hợp với chữa bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh trong để đạt hiệu quả cao trong thời gian ngắn.

Điều trị sâu: Phương pháp sử dụng sóng ngắn, chiếu vào các tổn thương giang mai giúp khống chế mầm bệnh, chữa lành và phục hồi tổn thương giang mai.

Đẩy nhanh quá trình phục hồi: Bệnh nhân được sử dụng thuốc để tăng cường sức đề kháng, củng cố hiệu quả điều trị.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị giang mai ở nữ giới, bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe 11 Thái Hà đã tiếp nhận và chữa khỏi cho nhiều chị em mắc bệnh giang mai. Với thiết bị xét nghiệm hiện đại, kết quả chẩn đoán chính xác, ứng dụng công nghệ điều trị tiên tiến, bác sĩ có chuyên môn cao, đưa ra phác đồ điều trị khoa học và hiệu quả, bảo đảm chị em phục hồi nhanh và ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Trên đây là một số thông tin về bệnh giang mai ở nữ giới, hi vọng đã cung cấp cho chị em những thông tin hữu ích. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến phòng khám đa khoa Thái Hà, số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội hoặc nhấp chuột vào nút Bác sĩ tư vấn dưới đây.

tư vấn

bác sĩ nhài

Bệnh giang mai ở nữ giới: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị
Điểm trung bình: 4.7 / 10 ( 115 lượt đánh giá )
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám