• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0337644353

Hình ảnh bệnh giang mai

Các hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới và của phụ nữ (nữ giới) qua từng giai đoạn là vô cùng cần thiết để việc phát hiện và điều trị giang mai được hiệu quả. Nó giúp cho người bệnh so sánh được mức độ và tình trạng của bệnh từ đó sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ đứng sau HIV/AIDS do có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân cần xác định bệnh sớm thông qua những triệu chứng của giang mai, hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ.

Tìm hiểu về bệnh giang mai

Giang mai là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn dạng xoắn Treponema pallidum gây ra.

Được đánh giá là căn bệnh xã hội nguy hiểm, giang mai có khả năng lây lan nhanh chóng, để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe hoặc thậm chí là đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Bệnh giang mai có thể gặp ở mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ (giang mai bẩm sinh). Những đối tượng dễ mắc giang mai nhất là nam và nữ giới trong độ tuổi sinh sản.

Hình ảnh bệnh giang mai

Các hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ từng cấp độ

Sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai từ 3-90 ngày, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện của giang mai giai đoạn một như sau:

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1

Xuất hiện các vết loét nông từ 1-2cm, bờ nhẵn, màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ, không ngứa, không đau.

Ở nam giới, săng giang mai xuất hiện ở rãnh quy đầu, lỗ sáo, quy đầu, bìu, xung quanh hoặc bên trong hậu môn

Ở nữ giới, săng giang mai tập trung ở âm hộ, cổ tử cung, hai môi lớn bé.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân có quan hệ tình dục bằng miệng thì săng giang mai cũng xuất hiện ở xung quanh miệng và lưỡi.

Hình ảnh giang mai giai đoạn đầu rất giống với các vấn đề ngoài da thông thường, có thể tự động biến mất sau từ 6-8 tuần dù không được điều trị làm người bệnh nhầm tưởng là bệnh đã khỏi nhưng thực chất xoắn khuẩn giang mai vẫn tồn tai trong cơ thể và đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới.

Hình ảnh bệnh giang mai ở giai đoạn 2

Từ 4 đến 10 tuần sau khi giai đoạn 1 kết thúc, bệnh giang mai bắt đầu phát triển sang giang mai giai đoạn 2. Các hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2 bao gồm:

Các nốt ban màu hồng hoặc hơi tím tập trung toàn thân, chủ yếu là vùng lưng, mạn sườn, lòng bàn tay và chân. Nốt ban nổi lên trên bề mặt da, không đau, không ngứa, khi ấn vào thì biến mất.

Bên cạnh nốt ban, người bệnh cũng xuất hiện các hình ảnh tổn thương giang mai khác như nốt sẩn, mảng sẩn, vết phỏng, viêm loét trên bề mặt da…

Lưu ý: Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2 chỉ kéo dài trong thời gian ngắn từ 3-6 tuần, và tự động biến mất không cần điều trị.

Bên cạnh các hình ảnh tổn thương giang mai bên ngoài, người bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, sốt, nổi hạch, cơ thể mệt mỏi, kém ăn, sụt cân, đau nhức xương khớp …

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn cuối

Sau giai đoạn 2, người bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn tiềm ẩn của giang mai. Ở giai đoạn này, bệnh nhân rất khó phát hiện hình ảnh bệnh giang mai bởi vì không có biểu hiện, triệu chứng giang mai bên ngoài. Người bệnh chỉ có thể biết mình mắc bệnh hay không thông qua xét nghiệm huyết thanh (xét nghiệm máu).

Sau giai đoạn tiềm ẩn, hình ảnh giang mai giai đoạn cuối xuất hiện từ 3-15 năm kể từ ngày đầu nhiễm khuẩn, được chia thành 3 loại chính:

Hình ảnh giang mai thần kinh

Giang mai thần kinh xuất hiện nếu xoắn khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây ra tổn thương cho khả năng vận động và phát triển trí tuệ của người bệnh.

Giang mai thần kinh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, khả năng vận động của bệnh nhân. Người bệnh có thể gặp khó khăn với vấn đề đi, đứng, và nói chuyện, thậm chí là có thể bại liệt…

Hình ảnh giang mai tim mạch

Bệnh nhân bị phình mạch, chèn ép lên các dây thần kinh, xương và các cơ quan, bộ phận quanh tim.

Giang mai tim mạch có thể dẫn đến phình mạch, vỡ mạch và tử vong cho bệnh nhân.

Hình ảnh củ giang mai

Củ giang mai chính là những nốt u phồng, kích thước bằng khoảng hạt ngô, xuất hiện chủ yếu ở mặt, lưng, tứ chi… Sau một thời gian, củ gian mai vỡ ra, loét và hoại tử dần, để lại sẹo vĩnh viễn trên cơ thể bệnh nhân.

Con đường lây truyền bệnh giang mai

Một số con đường lây truyền bệnh giang mai.

Quan hệ tình dục khiông an toàn

Quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh giang mai là nguyên nhân chính gây bệnh giang mai.

Bao cao su có thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh nhưng xoắn khuẩn vẫn có thể lây lan qua các vùng da tiếp xúc không được bao cao su bảo vệ.

Các tiếp xúc trong quan hệ tình dục như ôm, hôn, hay chỉ dùng tay kích thích bộ phận sinh dục mà tạo điều kiện cho xoắn khuẩn lây lan qua vùng da bị tổn thương cũng có thể dẫn đến bệnh giang mai.

Giang mai lây qua truyền máu

Việc tiếp nhận nguồn máu không rõ nguồn gốc hoặc chưa qua xét nghiệm cũng có thể khiến bạn mắc bệnh giang mai.

Lây lan qua các tiếp xúc gián tiếp

Nếu như bạn đang có vết thương hở ngoài da thì việc tiếp xúc với vết thương chứa mầm bệnh trên cơ thể bệnh nhân cũng là nguyên nhân dẫn đến giang mai.

Lây truyền giang mai từ mẹ sang con

Mẹ mắc bệnh giang mai có thể lây truyền bệnh giang mai cho con thông qua nhau thai. Hoặc con ra ngoài theo đường sinh thường, sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai trong âm đạo của mẹ cũng sẽ mắc bệnh.

Cách phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tốt nhất là quan hệ chung thủy với bạn tình duy nhất.

Hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, không dùng chung khăn tắm, khăn mặt, quần áo…

Không tiếp xúc với các vết thương hở của người khác.

Thăm khám định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát các vấn đề về sức khỏe và sức khỏe sinh sản từ sớm.

Trên đây là những hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ được chia sẻ bởi các chuyên gia của chúng tôi. Nếu như bạn có bất kì thắc mắc nào về bệnh giang mai và hình ảnh bệnh giang mai.

tư vấn

bác sĩ nhài

Các hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ từng cấp độ
Điểm trung bình: 4.8 / 10 ( 106 lượt đánh giá )
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám