• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0337644353

Bệnh giang mai là gì

Giang mai là gì?

Bệnh giang mai là gì? Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ đứng sau căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS, có thể khiến người bệnh tử vong. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa và hình ảnh của bệnh giang mai trong bài viết dưới đây!

Giang mai (syphilis) là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh giang mai có rất nhiều, nhưng thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, nên chẩn đoán giang mai chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu.

Giang mai có thể gây biến chứng trầm trọng cho tim, động mạch chủ, não, mắt và xương. Trong một số trường hợp có thể gây bại liệt hoặc thậm chí là tử vong.

Tìm hiểu về xoắn khuẩn Treponema paliidum

Hình thái: Hình lò xo, có từ 6-10 vòng xoắn, chiều dài từ 6–15 µm và đường kính từ 0.1 – 0.2 µm.

Tính chất: Đây là xoắn khuẩn yếu, chết nhanh chóng khi ra ngoài môi trường, hoặc khi tiếp xúc với chất sát khuẩn thường như xà phòng, thủy ngân và ipod.

Nhiệt độ chịu đựng: Xoắn khuẩn sống lâu ở 0C, có thể chịu được 30 phút khi nhiệt độ thấp đến -70C và ở nhiệt độ 40C.

Bệnh giang mai

Nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì?

Xoắn khuẩn xâm nhập từ môi trường ngoài vào trong cơ thể thông qua các niêm mạc da bị trầy xước, bao gồm niêm mạc mắt, miệng, hoặc bộ phận sinh dục. Con đường lây truyền hầu như và luôn luôn của giang mai là qua đường tình dục. Ngoài ra, phụ nữ bị bệnh giang mai cũng có thể truyền bệnh cho con qua đường sinh thường.

Các nguyên nhân gây bệnh giang mai bao gồm:

Quan hệ tình dục không an toàn:

Có đến 90% bệnh nhân giang mai do quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh.

Bạn có nguy cơ mắc bệnh giang mai nếu bạn thường xuyên có quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng tính hoặc lưỡng tính.

Tất cả các tiếp xúc trong quan hệ tình dục bao gồm quan hệ bằng miệng, bằng âm đạo và hậu môn đều có thể lây truyền giang mai. Sử dụng bao cao su chỉ phần nào giảm được nguy cơ mắc bệnh nhưng không bảo vệ được 100% vì xoắn khuẩn giang mai vẫn có thể lây truyền qua phần niêm mạc da không được bảo vệ.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai từ mẹ sang con

Giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con qua rau thai ngay từ trong bụng. Ngoài ra, khi trẻ đi qua đường sinh dục của mẹ ra ngoài, tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai thì cũng mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai hiếm gặp

Nếu bạn sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh như khăn tắm, đồ lót hoặc bồn cầu, bàn chải đánh răng có chứa dịch nhầy, máu, mủ mang mầm bệnh thì xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập qua các niêm mạc da bị xây xước để vào cơ thể của bạn.

Tuy nhiên, những trường hợp mắc bệnh giang mai trên rất hiếm gặp do xoắn khuẩn giang mai khi ra khỏi môi trường ngoài rất yếu và dễ chết.

Ngoài ra, giang mai cũng có thể lây truyền qua việc cho và nhận máu. Người cho máu bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai mà không biết thì người nhận máu cũng sẽ mắc bệnh giang mai.

Biểu hiện, triệu chứng của bệnh giang mai

Giang mai phát triển qua bốn giai đoạn khác nhau: Giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 3-90 ngày, trung bình là 21 ngày, xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào hệ thống bạch huyết và máu, gây ra các triệu chứng của bệnh giang mai.

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 1

Xuất hiện săng giang mai: Các nốt viêm loét, nông, có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước từ 0,3-3cm; màu đỏ, không ngứa, không đau, bờ viền rõ ràng.

Săng giang mai xuất hiện tại vị trí đầu tiên mà nó xâm nhập vào, thường là bộ phận sinh dục như hai môi lớn, bé, âm đạo và vùng cổ tử cung; quy đầu và rãnh quy đầu, thân dương vật hoặc trực tràng, miệng và hậu môn của người bệnh.

Săng giang mai tồn tại trong vòng 3-6 tuần rồi biến mất, khiến nhiều người nhầm tưởng là các bệnh viêm nhiễm ngoài da thông thường.

Triệu chứng giang mai giai đoạn 2

Từ 2 tháng đến 1 năm kể từ khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng giang mai giai đoạn 2 trên toàn thân:

Các ban giang mai màu đỏ hoặc hồng, xuất hiện đối xứng, không nổi lên trên bề mặt da, ấn vào thì biến mất, khiến người bệnh tưởng rằng mình bị phát ban.

Ban giang mai xuất hiện ở trên khắp cơ thể bệnh nhân, tập trung chủ yếu ở các chi bàn chân và bàn tay.

Người bệnh mệt mỏi toàn thân, đau các cơ, nổi hạch bạch huyết, rụng tóc…

Cũng giống như giang mai giai đoạn 1, các biểu hiện của giang mai giai đoạn 2 xuất hiện và biến mất trong thời gian từ vài tuần đến một tháng, mà không để lại sẹo khiến bệnh nhân chủ quan.

Triệu chứng giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Ở giai đoạn tiềm ẩn, giang mai không có bất kì dấu hiệu, triệu chứng nào đặc biệt. Người bệnh khó có thể phát hiện ra bệnh trong giai đoạn này.

Xoắn khuẩn giang mai giai đoạn tiềm ẩn bắt đầu ăn sâu vào máu, di chuyển đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bệnh nhân. Do không còn gây ra các biểu hiện ngoài da nên giang mai không còn có khả năng lây lan.

Triệu chứng giang mai giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối diễn ra từ 3-15 năm kể từ khi nhiễm giang mai. Ở giai đoạn này, giang mai bắt đầu phá hủy tất cả các cơ quan, bộ phận, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Giang mai giai đoạn cuối biểu hiện thành ba hình thức phá hoại khác nhau:

Giang mai thần kinh (6,5%): Xảy ra từ 4 - 25 năm sau khi nhiễm bệnh, gây tổn thương cho hệ thần kinh trung ương, bệnh nhân bị viêm màng não, thoái hóa não với các biểu hiện thần kinh như rối loạn vận động ý thức, động kinh, ảo giác và đột quỵ…

Giang mai tim mạch (10%): Xảy ra từ 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh, gây tổn thương tim mạch, bệnh nhân bị phình mạch, thậm chí là vỡ mạch và tử vong.

Củ giang mai (15%): Củ giang mai xuất hiện từ 1-46 năm sau khi nhiễm bệnh, có hình cầu, mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ hoặc tím, kích thước bằng hạt ngô, ranh giới rõ ràng, rắn và chắc. Củ giang mai khi loét sẽ để lại sẹo vĩnh viễn cho các bộ phận trên cơ thể. Cụ thể, nếu nó xuất hiện ở mắt sẽ khiến cho đồng tử mắt nhỏ, phản xạ ánh sáng mất dần, thần kinh thị giác bị tổn thương.

Tóm lại: Giang mai tấn công toàn bộ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bệnh nhân bao gồm mắt, khớp và nội tạng, có thể gây mù vĩnh viễn, cấu trúc xương bị tổn hại, khó khăn trong cử động các chi, sau cùng có thể bại liệt hoặc thậm chí là chết.

Tác hại của bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai

Thai phụ mắc giang mai có nguy cơ sinh non, thai chết lưu, thai chết trước và chết sau khi sinh, con sinh ra mắc giang mai bẩm sinh do lây truyền từ mẹ.

Sẩy thai: Xoắn khuẩn giang mai có thể gây viêm nhiễm các động mạch nhỏ trong nhau thai, khiến tổ chức nhau bị hoại tử, ngăn chặn dưỡng chất được hấp thụ vào nhau thai khiến thai dễ bị sảy.

Thai chết lưu: Ở thai phụ bị bệnh giang mai, nhiễm trùng thường nặng hơn khi sắp sinh con, khiến thai nhi có thể bị chết trước hoặc chết sau khi sinh.

Con mắc giang mai bẩm sinh: Con mắc bệnh giang mai sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Các vấn đề thường gặp nhất là viêm giác mạc, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng não, u não nếu giang mai bẩm sinh giai đoạn sớm điếc, răng biến dạng và sụp xương sống mũi nếu giang mai bẩm sinh giai đoạn muộn.

Điều trị bệnh giang mai hiệu quả như thế nào?

Hiện giang mai không còn là căn bệnh khó chữa của nhân loại do y học đã tìm ra kháng sinh đặc trị giang mai. Tuy nhiên, việc điều trị giang mai giai đoạn cuối không thể khắc phục được các biến chứng giang mai đã phát sinh nên điều quan trọng là cần phải phát hiện giang mai càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán giang mai:

Cách 1: Lấy bệnh phẩm là dịch từ săng, mảng niêm mạc, các sẩn và mảng sẩn để soi trên kính hiển vi có nền đen. Ngoài ra, cũng có thể nhuộm Fontana Tribondea để nhận diện xoắn khuẩn giang mai có dạng lò xo.

Cách 2: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chỉ số RPR (hoặc VDRL), TPHA và FTA-ABS. Nếu như cả RPR và TPHA đều dương tính thì bệnh nhân đã nhiễm giang mai. Nếu bệnh nhân khẳng định không có tiếp xúc tình dục và thì cần làm thêm kết quả chẩn đoán FTA-ABS để chắc chắn.

Cách 3: Để chẩn đoán giang mai thần kinh và giang mai tim mạch thì cần phải tiến hành xét nghiệm dịch não tủy.

Điều trị giang mai:

Điều trị giang mai được tiến hành bằng thuốc kháng sinh. Phác đồ điều trị giang mai bằng thuốc là khác nhau giữa các giai đoạn phát triển bệnh giang mai. Giang mai thời kì thứ nhất, giang mai giai đoạn 2 và giang mai kín sớm được điều trị phác đồ riêng, giang mai tiến triển trên 1 năm và giang mai kín muộn cũng có phác đồ điều trị khác.

Nguyên tắc điều trị giang mai:

Điều trị giang mai cho cả vợ và chồng, kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ nhiều lần để khẳng định giang mai đã khỏi hay chưa.

Kiên trì với lộ trình điều trị giang mai, tránh bỏ dở nửa chừng có thể làm giảm hiệu quả điều trị bằng thuốc.

Phòng khám đa khoa Thái Hà đã và đang tiến hành liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch trong điều trị bệnh giang mai.

Hệ thống máy xét nghiệm huyết thanh hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài cho kết quả xét nghiệm chính xác tuyệt đối.

Kỹ thuật bức xạ giúp làm tăng hiệu quả điều trị, tăng cường hệ miễn dịch của bệnh nhân, tiêu diệt xoắn khuẩn từ bên ngoài và cả bên trong cơ thể, ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát.

Bác sĩ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước.

Với hơn 10 năm trong khám và điều trị các bệnh xã hội nói chung, bệnh giang mai nói riêng, bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe 11 Thái Hà đã tiếp nhận và chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân giang mai. Với chi phí điều trị hợp lý, quy trình khám chữa khoa học và hiệu quả điều trị cao, phòng khám đa khoa Thái Hà trở thành địa chỉ chữa bệnh giang mai uy tín, chất lượng tại Hà Nội.

Phòng ngừa bệnh giang mai như thế nào?

Tuyên truyền, giáo dục kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng. Hoặc ít nhất là sử dụng bao cao su và vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.

Không truyền máu tại những cơ sở y tế không rõ ràng, không sử dụng chung kim tiêm với nhiều người, tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.

Chị em cần phải kiểm tra sức khỏe, tầm soát giang mai trước khi có ý định mang thai. Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai cần tiến hành điều trị triệt để trước khi sinh con.

Thăm khám sức khỏe phụ khoa, nam khoa mỗi 6 tháng một lần hoặc ít nhất là mỗi năm một lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về sức khỏe.

Những chia sẻ của các chuyên gia Trung tâm chăm sóc sức khỏe 11 Thái Hà về vấn đề bệnh giang mai là gì hi vọng có thể giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về căn bệnh xã hội này. Bất cứ thắc mắc nào khác về bệnh giang mai, các bạn có thể nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giải đáp nhanh và chính xác.

tư vấn

bác sĩ nhài

Bệnh giang mai là gì: Nguyên nhân biểu hiện cách chữa
Điểm trung bình: 5.7 / 10 ( 151 lượt đánh giá )
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám