Triệu chứng đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp trước và sau kỳ kinh nguyệt. Có những chị em bị đau bụng âm ỉ nhưng cũng có những người đau bụng dữ dội đến mức không chịu đựng nổi, phải nghỉ học, nghỉ làm. Nhằm giúp bạn gái trải qua kỳ kinh một cách nhẹ nhàng, thoải mái, chuyên gia Trung tâm chăm sóc sức khỏe 11 Thái Hà xin gửi đến bạn đọc những nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chữa đau bụng khi có kinh nguyệt hiệu quả dưới đây.
Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt ở nữ giới
Hiện tượng đau bụng kinh ở phụ nữ
Hầu hết các bạn gái đều trải qua các cơn đau khi đến kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau bụng kinh ở mỗi người mỗi khác nhau:
Có người chỉ hơi nhâm nhẩm đau vùng bụng dưới, nhưng có người đau đớn dữ dội.
Có những cơn đau bắt đầu trước kỳ kinh nguyệt một ngày và không kéo dài quá 12 tiếng; cũng có những cơn đau bắt đầu khi có kinh và kéo dài cho đến khi hết sạch kinh mới thôi. Một số người bị đau bụng sau khi kỳ kinh nguyệt.
10 % các bạn gái bị đau bụng kinh dữ dội không thể làm được các việc dù là nhẹ nhàng, phải nghỉ học, nghỉ làm.
Các triệu chứng đi kèm khi bị đau bụng kinh bao gồm đau đầu, mệt mỏi, đầy bụng, buồn nôn, ói… đau mạnh vùng thắt lưng, đi ngoài phân lỏng, chân tay bủn rủn…
Chú ý: Đau bụng kinh dữ dội, đột ngột có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm dính tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm phụ khoa… Do đó bạn gái không nên chủ quan, nếu có nghi ngờ hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
Tư vấn miễn phí và đăng kí khám bệnh miễn phí qua nút sau đây hoặc hãy gọi điện ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 0337 644 353 hoặc sử dụng tiện ích chat online phía dưới.
Nguyên nhân dẫn đến đau bụng khi có kinh nguyệt
Có hai dạng đau bụng kinh, đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh
Đau bụng kinh nguyên phát:
Thường gặp ở những bạn gái mới xuất hiện kinh lần đầu, kéo dài từ 2-3 năm sau đó. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh nguyên phát chính là sự co thắt quá mức của các cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hay cổ tử cung quá hẹp, vị trí tử cung không bình thường… gây cản trở cho quá trình thoát kinh và dẫn đến đau bụng kinh.
Đau bụng kinh thứ phát:
Thường dữ dội và nguy hiểm hơn đau bụng kinh nguyên phát. Nguyên nhân bị đau bụng kinh thứ phát bao gồm:
Các bệnh phụ khoa: Lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung hay u nang cơ tử cung… đều khiến cho cảm giác đau bụng kinh nguyệt trở nên dữ dội hơn.
Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy, mẹ bị đau bụng kinh dữ dội thì con cũng có xu hướng bị đau bụng kinh cao.
Yếu tố tinh thần: Cảm giác lo lắng, sợ hãi trước khi đến kì kinh nguyệt sẽ khiến bạn gái nhạy cảm hơn với cơn đau.
Hàm lượng Prostaglandin trong máu tăng cao cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh nguyệt.
Các nguyên nhân đau bụng kinh khác: Vận động mạnh trước khi có kinh, cơ thể bị ướt, lạnh, mất cân bằng các chất dinh dưỡng… cũng là nguyên nhân làm chị em bị đau bụng khi có kinh.
Các cách chữa trị đau bụng kinh nguyệt hiệu quả
Việc tìm hiểu cách chữa trị đau bụng kinh cần căn cứ vào nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt. Hiện nay, nhiều bạn gái khi bị đau bụng kinh đều dùng đến đến phương pháp chữa đau bụng kinh là dùng thuốc giảm đau của tây y bởi tính đơn giản, thuận tiện trong sử dụng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, việc lạm dụng chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe như gây loét dạ dày, suy gan, suy thận…
Dưới đây là một số phương pháp chữa đau bụng kinh hiệu quả dành cho các chị em.
1. Thuốc nam chữa trị đau bụng kinh nguyệt
Trong dân gian có một số vị thuốc chuyên dùng trong chữa đau bụng kinh nguyệt như ích mẫu, ngải cứu, hồng hoa… Một trong số đó đã được nghiên cứu và sử dụng như thuốc viên hoặc thuốc uống dùng hàng ngày, bạn có thể dễ dàng mua chúng tại các hiệu thuốc trên toàn quốc (như ích mẫu).
Cách chữa đau bụng kinh
2. Mẹo chữa đau bụng kinh
Nguyên nhân đau bụng kinh chủ yếu là do sự co bóp của các cơ trơn tử cung, do đó, thông qua việc làm giảm các cơn co bóp này, chị em sẽ cảm thấy đỡ đau bụng kinh.
Các cách chữa trị đau bụng kinh hiệu quả , bao gồm:
Ngâm chân trong nước nóng và massage bàn chân: Bàn chân có những huyệt đạo liên quan trực tiếp tới vùng chậu, bạn có thể ngâm chân trong nước ấm nóng có pha thêm chút muối và massage bàn chân.
Chườm túi nước nóng vào vùng bụng cho đến khi các cơn đau đỡ dần, tránh nước nóng quá vì bạn có thể bị bỏng.
Giã hoặc xắt lát gừng vào phần bụng dưới và massage theo vòng tròn trong tầm 5-7 phút.
Uống vitamin E liên tục trong những ngày hành kinh, bắt đầu từ 2 ngày trước khi có kinh đến ngày thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt.
3. Khám bác sĩ
Nếu như đau bụng kinh dữ dội đến mức không chịu đựng nổi, đi kèm với những dấu hiệu bất thường thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, đau bụng kinh do những bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các chị em. Do đó, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp chị em ngăn chặn được các biến chứng của bệnh, bảo vệ sức khỏe và sức khỏe sinh sản của bản thân.
Bài viết nguyên nhân, triệu chứng và một số mẹo chữa đau bụng kinh hiệu quả của các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Thái Hà trên đây hi vọng đã cung cấp cho các chị em những thông tin hữu ích. Nếu chị em muốn giúp đỡ về phương pháp điều trị đau bụng kinh nguyệt trong trường hợp của bản thân, hãy nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giúp đỡ.